baophunuonline.info
Sức Khỏe - Thời Trang - Làm Đẹp

Sundar Pichai : Thiên tài chỉ có 1% là bẩm sinh và 99% còn lại là nỗ lực

Sundar Pichai hiện đang là CEO của cả 2 công ty Google và Alphabet (công ty mẹ của Google) , Sau khi bộ đôi sáng lập google Larry Page và Sergey Brin tuyên bố từ chức vào năm ngoái.

Sundar Pichai : Thiên tài chỉ có 1% là bẩm sinh và 99% còn lại là nỗ lực

Liệu rằng với tài năng và bản lĩnh của Pichai hiện tại có đủ sức để gồng gánh được 2 trọng trách to lớn đang đè nặng trên đôi vai mình. Dưới đây là một vài thông tin thú vị về vị CEO Sundar Pichai một con người ban đầu chỉ là một chàng trai ôm “giấc mơ Mỹ” xa vời đến người làm chủ giấc mơ của cả thế giới mời các bạn cùng  tham khảo nhé !

Sundar Pichai
பிச்சை சுந்தரராஜன்

Pichai năm 2014
Pichai năm 2014
Sinh Pichai Sundararajan
12 tháng 7, 1972 (47 tuổi) Madras (now Chennai),
Tamil Nadu, Ấn Độ
Quốc tịch Ấn độ và Hoa kỳ
Học vấn IIT Kharagpur (B.Tech)
Stanford University (M.S.)
The Wharton School (MBA)
Nghề nghiệp CEO of Google[1]
Nhà tuyển dụng Google Inc.
Vợ/chồng Anjali Pichai
Trang web [1]

Thiên tài chỉ có 1% là bẩm sinh và 99% còn lại là nỗ lực

Không xuất phát từ vị trí nhà sáng lập cũng không là CEO đầu đời của “gã khổng lồ” về web – Google, Sundar Pichai đã mất hơn 15 năm để có thể leo đến đỉnh vinh quang như ngày hôm nay. Và từ đó, ông cũng chính thức góp mặt vào danh sách những nhân vật công nghệ đình đám có sức ảnh hưởng nhất trên thế giới hiện nay.

Pichai, tên thật là Pichai Sundararajan, sinh ra và trưởng thành trong một gia đình trung lưu không mấy khá giả với một căn hộ chật hẹp của thành phố Chennai, Ấn Độ. Từ nhỏ, ông đã sớm bộc lộ những tố chất “thiên tài” của mình bằng khả năng ghi nhớ những dãy dài một cách phi thường. Ngoài ra trong thời gian đi học, ông cũng nổi bật hơn so với các bạn đồng trang lứa bởi những “tố chất thần đồng” sẵn có. Pichai dành toàn bộ thời gian vùi đầu vào sách vở và có một niềm yêu thích đặc biệt với công nghệ qua những sự ảnh hưởng từ bố mình là một kỹ sư điện.

Không giống với những vị CEO công nghệ khác được tiếp xúc với những sản phẩm công nghệ từ rất sớm, Pichai lớn lên trong một điều kiện mà đến Internet cũng rất hạn chế. Mãi đến khi 12 tuổi, Pichai mới được cầm trên tay chiếc điện thoại cố định đầu tiên mà gia đình ông phải tích góp qua nhiều năm mới có thể mua được. Có lẽ bạn không tin nhưng chính chiếc điện thoại nhỏ bé này đã là niềm cảm hứng cho đam mê công nghệ của Pichai bởi ông cho rằng công nghệ đã thực sự tạo nên những sự kỳ diệu cho cuộc sống con người.

Không những có “chất xám” hơn người, sự nỗ lực của vị thần đồng này còn lớn gấp nhiều lần so với những người bình thường khác. Đam mê thúc đẩy cùng nỗ lực miệt mài đã giúp Pichai từng bước tiến gần hơn với vị trí CEO của một trong những công ty công nghệ có giá trị nhất thế giới.

Ôm mộng lớn nơi thung lũng Silicon

Sundar Pichai xuất thân từ nền văn hóa đất Ấn – nơi được xem là cường quốc của công nghệ thông tin. Đây cũng là nơi trưởng thành của những CEO quyền lực khác đang thống trị nền công nghệ thế giới như: Satya Nadella – CEO Microsoft, Shantanu Narayen – CEO Adobe, Rajeev Suri – CEO Nokia,… Có thể nói chính nguồn gốc xuất thân này đã tác động rất nhiều đến sự hình thành và phát triển sự nghiệp sau này của Sundar Pichai. Thế nhưng thay vì chọn “mảnh đất màu mỡ” này để “ươm mầm” đam mê, thì vị CEO tài ba đã ôm một giấc mộng lớn nơi thung lũng Silicon đầy xa xôi.

“Giấc mơ Mỹ” có lẽ là mộng lớn của rất nhiều người trong đó có các tỷ phú công nghệ đình đám như Sergey Brin (Google), Elon Musk (Tesla), Jan Koum (WhatsApp), Phil Libin (Evernote),… và Sundar Pichai cũng không phải là ngoại lệ. Từ thuở niên thiếu, ông đã đọc nhiều về Thung lũng Silicon cũng như nghe rất nhiều câu chuyện về nó từ chú của mình. Những câu chuyện ấy cứ mãi nung nấu trong con người ông tựa như một ngọn lửa nhiệt huyết chưa bao giờ nguôi. Sau đó, ông đã quyết định theo học tại Học viện Công nghệ Kharagpur – một trong những ngôi trường tốt bậc nhất ở Chennai lúc bấy giờ. Nhờ 99% nỗ lực không ngừng nghỉ, Pichai đã xuất sắc giành được suất học bổng tại “Đại học khó trúng tuyển nhất nước Mỹ” – Stanford. Từ đó, chàng trai “mọt sách” người Ấn đầy nhút nhát đã bước những bước đầu tiên vào “giấc mơ Mỹ” của chính mình vào năm 1993.

Đại học Stanford
Đại học Pennsylvania

Cuộc sống nơi đất nước xa xôi không hề dễ dàng đối với Pichai nhưng với niềm đam mê và sự động viên vững chắc từ hậu phương ở quê nhà đã giúp Pichai lấy được bằng Thạc sĩ khoa học của Đại học Stanford danh giá, và tiếp tục lấy thêm tấm bằng MBA từ trường Wharton của Đại học Pennsylvania – ngôi trường mà vị tỷ phú xe điện Elon Musk từng theo học. Với khối hành trang phong phú ấy, Sundar Pichai dễ dàng có được cơ hội làm việc ở bất cứ tập đoàn đa quốc gia lớn nào. Và trước khi đầu quân về Google, ông từng là cố vấn chiến lược cho McKinsey & Company, là một trong những công ty tư vấn tài chính có sức ảnh hưởng nhất của Mỹ,

Đến năm 2004, ông nhận được thư mời phỏng vấn tại Googleplex (trụ sở của Google) và công việc đầu tiên Pichai đảm nhận ở đây chính là liên quan đến công cụ tìm kiếm Google Search. Ở thời điểm mà Bing của Microsoft và Internet Explorer vận hành còn quá nhiều lỗ hổng đã tạo một cơ hội lớn cho Pichai về việc phát triển ý tưởng về Google Chrome – sau này chính là trình duyệt phổ biến nhất thế giới. Tầm nhìn rộng lớn cùng năng lực của mình, Pichai từng bước tạo được lòng tin và được giao phó cho nhiệm vụ quản lý và phát triển các sản phẩm tương tự như Google Maps, Google+, quảng cáo thương mại và cơ sở hạ tầng.

Đến khi đạt được sự thành công như hôm nay, khi được hỏi về “giấc mơ Mỹ” năm nào, ông vẫn thực sự cho rằng “xứ Cờ Hoa” là một vùng đất cơ hội và chỉ những người nỗ lực chăm chỉ, chịu được “sức ép” mới có thể nắm bắt được. Để bảo vệ “những kẻ mộng mơ” giống như mình, ông đã từng kêu gọi Quốc hội Mỹ có những chính sách bảo đảm cho những người nhập cư lao động có tay nghề cao và năng lực thực sự.

Đừng để nỗi sợ hãi đánh bại giá trị của chúng ta. Chúng ta phải ủng hộ các tôn giáo và cộng đồng thiểu số khác tại Mỹ, cũng như trên toàn thế giới” – Sundar Pichai

Cái tài và cái tâm sẽ tạo ra cái tầm

Năng lực của thiên tài người Ấn này sớm được trọng dụng và tạo được sự ảnh hưởng nhất định trong nội bộ công ty. Khi được hỏi về Sundar Pichai, Larry Page – nhà sáng lập Google luôn dành những lời khen có cánh cho một tài năng hiếm hoi này: “Sundar có khả năng nhìn thấy những gì sắp xảy ra và huy động các nhóm tập trung vào điều quan trọng nhất”, “Tầm nhìn của chúng tôi rất giống nhau khi nói về sản phẩm. Và điều đó giúp anh ấy phù hợp hoàn hảo với vai trò này”. Có lẽ, chính hai nhà sáng lập Google Larry Page và Sergey Brin cũng đã có những ý định “trao quyền” tại Google lại cho Sundar Pichai từ lâu và chính thức vào ngày 10/8/2015, Sundar Pichai đã được bổ nhiệm vào chiếc ghế CEO của gã khổng lồ Google này.

Ở một vị trí “dưới hai người, trên vạn người”, Sundar Pichai vẫn luôn giữ riêng mình một tác phong làm việc giản dị và chân chất. Một nhân viên Google cho biết “Trong công ty, Pichai đều được mọi người kính trọng. Các kỹ sư, quản lý sản phẩm và doanh nhân rất kính trọng ông ấy”. Có lẽ ngoài tầm nhìn xa về sản phẩm và thị trường doanh nghiệp, Sundar Pichai còn có một tầm nhìn về “con người” vô cùng đặc biệt với sự thấu hiểu và lắng nghe mọi ý kiến và nguyện vọng của nhân viên.

Với châm ngôn “nội dung quan trọng hơn hình thức”, ông tạo lửa và truyền cảm hứng đến cho hàng ngàn nhân viên và khiến họ tạo ra những hiệu quả cao trong công việc. Và cũng vì vậy, vị CEO đáng kính này đã dần dẫn dắt Google trở thành “nơi đáng làm việc nhất thế giới” trong vòng 4 năm liền (2014 – 2017) do tạp chí Fortune bình chọn.

Được rạng danh nơi đất nước xa lạ, còn ở quê nhà Ấn Độ, Sundar Pichai cũng được xem như một vị anh hùng và là niềm tự hào của cả dân tộc. Ông từng có vinh dự được trò chuyện riêng với Tổng thống Ấn Độ Narendra Modi và được mời về giao lưu trong nhiều chương trình lớn nhỏ trong nước, đặc biệt là các buổi giao lưu với sinh viên.

Sundar Pichai đã thực hiện được ước mơ mà mọi người đã từng mơ và trở thành nguồn cảm hứng sống cho chính những người trẻ nói chung. Và chắc chắn những gì mà Sundar Pichai đang có được thực sự nằm ở cái tầm mà không phải bất kỳ ai cũng có thể leo lên được.

Google và chiếc vỏ rỗng mang tên công ty “đáng làm việc” nhất thế giới

Trở thành người dẫn dắt Google là một điều mà Sundar Pichai chưa bao giờ nghĩ đến. Và hiện thực đã chứng minh, ông thực sự xứng đáng với vị trí đó. Sau gần 5 năm nắm quyền, cuối năm vừa qua, ông đã chính thức nhận thêm trọng trách phụ trách công ty mẹ của Google chính là Alphabet, sau khi hai nhà sáng lập Larry Page và Sergey Brin tuyên bố rời khỏi vị trí lãnh đạo công ty.

Những tưởng rằng sự việc này sẽ nhận được nhiều sự đồng tình của nhân viên của tập đoàn. Nhưng trái ngược lại kỳ vọng đó, các cựu nhân viên và nhân viên hiện thời của Google lại không hề hài lòng trước quyết định của bộ đôi sáng lập này. Và lý do đằng sau sự mâu thuẫn kỳ lạ này chính là tình trạng của công ty đang còn nhiều vấn đề và cấu trúc bộ máy đầy lỏng lẻo.

Lỗ hổng xuất hiện khi Google từ một công ty đáng làm việc nhất trên thế giới trở thành đối tượng bị nhắm đến trong các vấn đề từ lan truyền tin giả cổ vũ cho các thông tin sai lệch, cực đoan đến sự việc quấy rối tình dục trong nội bộ nhân viên và tạo ra sự phân biệt trong văn hóa. Và khi mọi người cần một câu giải thích rõ ràng nhất thì cả Larry Page và Sergey Brin đều tìm cách lẩn tránh công luận. Và ngay cả việc trình diện với chính quyền Mỹ cũng là Pichai đích thân gặp mặt Tổng thống D.Trump chứ không phải là hai nhà sáng lập.

Chính vì vậy, nhiều người cho rằng sự tái cấu trúc này chỉ là một hình thức “hợp pháp hóa” chu trình vận hành đã tồn tại từ mấy năm trước mà thôi. Tuy đã từ chức khỏi vị trí CEO của cả Alphabet và Google nhưng Larry Page và Sergey Brin vẫn giữ toàn quyền kiểm soát bởi số lượng cổ phiếu khổng lồ mà hai cựu CEO đang nắm giữ. Điều đó cũng đồng nghĩa với việc Sundar Pichai chính thức trở thành người đứng trước mũi dùi để chịu trách nhiệm cho bất cứ vấn đề nào xảy ra ở Công ty. Hay nói một cách khác, Pichai là người được chọn để “dọn dẹp” đống hỗn độn mà hai nhà sáng lập đã để lại cho Google và Alphabet.

Trước sự ồn ào của sự việc này, Sundar Pichai vẫn không có bất cứ động thái nào. Nhưng nếu nhìn một cách tổng thể, đây sẽ là một thử thách cũng là cơ hội lớn dành cho vị CEO tài năng đương nhiệm này. Google hiện đang nằm trong top 3 các thương hiệu có giá trị nhất thế giới với trị giá lên đến 85 tỷ USD. Và với những gì mà Pichai đã làm được, chúng ta hoàn toàn có quyền tin về một tương lai của Google ở một tầm cao mới.

Kết 

Trên đây là một vài thông tin đầy thú vị về CEO của Google và Alphabet Sundar Pichai một chàng trai với giấc mơ Mỹ đầy xa vời đến người làm chủ giấc mơ của nhiều người trên thế giới. Hy vọng với những thông tin trên sẽ hữu ích với bạn !

Bình Luận