GÓI THẦU MUA SẮM MÁY CHIẾU TẠI VĨNH PHÚC – SUY NGẪM VỀ GIẢI PHÁP CHỐNG THẤT THOÁT NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TRONG HOẠT ĐỘNG ĐẤU THẦU
GÓI THẦU MUA SẮM MÁY CHIẾU TẠI VĨNH PHÚC – SUY NGẪM VỀ GIẢI PHÁP CHỐNG THẤT THOÁT NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TRONG HOẠT ĐỘNG ĐẤU THẦU
Thiết nghĩ, để lĩnh vực đấu thầu mua sắm đạt được những mục đích tốt đẹp, khi có những dấu hiệu mua sắm giá cao, chênh lệch hàng tỷ đồng, cần có sự vào cuộc ngay của các cơ quan thanh tra, kiểm tra. Việc gì chưa đúng, ai sai sẽ phải chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật. Còn nếu công tác đấu thầu diễn ra đúng trình tự, thủ tục, kết quả khách quan, minh bạch thì niềm tin của dư luận sẽ được củng cố.
Cụ thể tại một gói thầu mua sắm máy chiếu tại Vĩnh Phúc, theo thông tin khảo sát từ https://doisongphapluat.com.vn/ với vai khách hàng có nhu cầu mua sắm các thiết bị lắp đặt cho trường học là máy chiếu (EB-X39/Epson); màn chiếu treo tường (WMB70S/ REGENT); khung treo máy chiếu treo trần và dây tín hiệu nối dài HDMI, phóng viên đã được nhà phân phối Master chính thức thương hiệu máy chiếu Epson tại Việt Nam báo giá 39 triệu VNĐ.
Quá trình thực tế khảo sát của phóng viên cho thấy, cùng một sản phẩm nhưng với những nhà cung cấp, nhà phân phối khác nhau thì giá có thể không giống nhau. Thị trường khác nhau, cộng thêm chi phí vận chuyển, lắp đặt, nhu cầu sử dụng của người tiêu dùng hoặc chính sách ưu đãi của từng đơn vị bán hàng theo thời điểm mà giá cũng sẽ chênh lệch ít nhiều.
Thế nhưng, giá chênh lệch tại gói thầu so với mặt bằng chung thì rất đáng suy ngẫm. Bởi, mục đích của việc mua sắm tập trung tài sản Nhà nước thông qua đấu thầu là để tiết kiệm tiền cho ngân sách, tránh thất thoát, lãng phí.
Có hay không một liên minh ma quỷ giữa các đơn vị cung cấp và chủ đầu tư là một dấu hỏi rất lớn.
Tại Hội nghị đại biểu Quốc hội chuyên trách vào trung tuần tháng 4 năm 2024, các đại biểu Quốc hội đã xem xét, cho ý kiến về dự án luật Đấu thầu (sửa đổi). Trước đó, tại kỳ họp thứ 4 Quốc hội khóa XV, Quốc hội đã thảo luận tại Tổ và Hội trường về dự án Luật Đấu thầu (sửa đổi) với 129 lượt ý kiến đại biểu Quốc hội (ĐBQH) phát biểu. Trên cơ sở ý kiến của các vị đại biểu Quốc hội (ĐBQH), Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã chỉ đạo Cơ quan thẩm tra, Cơ quan chủ trì soạn thảo và các cơ quan hữu quan nghiên cứu tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật.
Theo đó, về các hình thức lựa chọn nhà thầu, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã tiếp thu nhiều ý kiến Đại biểu và thể hiện cụ thể tại dự thảo như: Bổ sung thêm điều 20 quy định khái quát về các hình thức lựa chọn nhà thầu; Bổ sung điều 28 về đàm phán giá; Bỏ điều 26 về lựa chọn tư vấn cá nhân và đưa vào khoản 5 Điều 44 về quy trình, thủ tục lựa chọn nhà thầu. Quy định rõ hình thức “đấu thầu rộng rãi” phải được áp dụng đối với tất cả các gói thầu, trừ các trường hợp quy định trọng luật được áp dụng hình thức khác, đồng thời quy định rõ trường hợp áp dụng hình thức lựa chọn nhà thầu khác không phải là đấu thầu rộng rãi thì trong văn bản trình duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu phải nêu rõ lý do (tại khoản 2 Điều 21).
Sửa Luật Đấu thầu để tránh thất thoát, lãng phí tài sản nhà nước là tốt. Bên cạnh đó, cũng cần nâng cao nhận thức, ý thức của các cá nhân cũng như tổ chức vì nếu có tiêu cực, trục lợi ngân sách thì chắc chắn con em chúng ta và cả chính chúng ta sẽ bị thiệt thòi.
Nguồn: Tổng hợp