baophunuonline.info
Sức Khỏe - Thời Trang - Làm Đẹp

Hồng Nhan Họa Thủy Là Gì ? Mỹ nhân” Hồng Nhan họa thủy “ trong lịch sử

Hồng Nhan Họa Thủy nghe quen thuộc nhưng chị em có biết nó hàm ý là gì không ? Nguồn gốc từ đâu mà ra ? Trong lịch sử ai được mệnh danh là “hồng nhan họa thủy” . Mời chị em cùng khám phá nhé !

Hồng Nhan Họa Thủy Là Gì ?

Hồng nhan họa thủy ý muốn nói sắc đẹp của người phụ nữ tỷ lệ thuận với tai họa . Câu nói này bắt nguồn từ Trung Quốc sắc đẹp của người phụ nữ được ví như là nước mà nước thì mang đến tai họa cho con người. Đây là câu nói được đúc kết từ những minh chứng có thật trong lịch sử.

Hồng Nhan Họa Thủy Là Gì
Hồng Nhan Họa Thủy Là Gì

Hồng nhan họa thủy – câu nói này tỷ lệ thuận với sự háo sắc của đàn ông.

Mà ản năng con người là hướng tới cái đẹp. Đàn ông thì may ra chỉ những hoạn quan hay thái giảm hoặc biến thái mới ít háu sắc. Mà tỷ lệ này thì rất nhỏ.

Hồng nhan họa thủy – câu nói này tỷ lệ thuận với sự háo sắc của đàn ông.
Hồng nhan họa thủy – câu nói này tỷ lệ thuận với sự háo sắc của đàn ông.

Mặt khác, bản năng tình dục là bản năng chủ đạo và chiếm ưu thế của con người. Ngày nay không hiếm những người đàn ông tán gia bại sản, tiêu tan sự nghiệp vì sắc đẹp. Kể ra thì nhiều lắm nhưng một khi sắc đẹp còn được ưa chuộng thì cái mặt tai họa của nó cũng dễ dàng xảy ra.

Nguồn gốc ý nghĩa “ Hồng nhan họa thủy”

Ý nghĩa

Câu nói này mang ý nghĩa : sắc đẹp thì mang đến tai họa, là mầm tai họa. Người đẹp được vì như nước, mà nước thì mang tới tai họa cho con người.

Từ cổ chí kim, cả Đông lẫn Tây đều chứng kiến rất nhiều câu chuyện lịch sử về những người đàn ông vì sắc đẹp mà huynh đệ tương tàn, cha con đánh nhau, vì sắc đẹp mà mất nước, tang gia bại sản: Đồng Trác và Lữ Bố chém nhau vì Điêu Thuyền; Ngô Phù Sai mất nước vì Tây Thi; Đường Minh Họa suýt mất ngôi báu vì Dương Qúy Phi…

Trong 4 tai họa được xếp từ cao xuống thấp( Thủy – Hỏa – Đao – Tặc) thì hồng nhan được vì như Thủy. Thủy tuy mềm mại, thân cận, nhìn bên ngoài có vẻ không nguy hiểm như Hỏa, Đạo, Tặc nhưng ẩn chứa hiểm họa khôn lường có sức tàn phá vô cùng to lớn.

Nguồn gốc.

Hồng nhan họa thủy” xuất phát từ sách Tư Trị Thông giám của Trung Hoa. Truyện kể lại rằng vào thời Hán, Hán Thành Đế cho em của Triệu Phi Yến là Triệu Hợp Đức vào cung làm tiệp dư. Trước sự việc này, một quan nữ trong tiều là Náo Phương Thành đã nói :”Thử họa thủy dã, diệt họa tất hĩ”( ý nói đây là họa nước, nước ắt dập lửa). Tức vì von Hán Triều là lửa còn mỹ nhân là nước, nước ắt dập tắt lửa, nhà Hán ắt vì người đẹp diệt vong.

Triệu Phi Yến và Triệu Hợp Đức vồn là nữ tỳ cho Lâm A Công chúa, nhờ khéo léo nên được lòng Công chúa mà khi Hán Thành Đế ra lệnh kén tuyển mỹ nữ vào cung, Công chúa Lâm A đã tiến cử Triệu Phi Yến.

hình ảnh minh họa - Internet
hình ảnh minh họa – Internet

Về Triệu Phi Yến, trước khi vào làm nữ tỳ cho Công chúa Lâm A, thị đã trải qua cuộc sống tình cảm lãng mạn khi qua lại với chàng trai tên Xạ Điểu Nhi. Khi vào cung làm tỳ thiếp cho Hán Thành Đế, Phi Yến lại thông dâm với tên cung nô tên Yến Xích Phụng, tên cận vệ Khánh An…

Nhà Vua mê mệt trước nhan sắc và nghệ thuật giao hoan của Phi Yến nên không hay biết chuyện thông dâm của ả, ngược lại còn phế Hứa hậu, lập Phi Yến lên làm Hoàng Hâu. Phi Yến dù khiến Thanh Đế say mê nhưng vì không có con nên dâng em mình là Hợp Đức cho Vua.

hình ảnh minh họa - Internet
hình ảnh minh họa – Internet

Hám của lạ, Hán Thanh Đế nhanh chóng say mê Hợp Đức và có phần lạnh nhạt với Phi Yến. Để củng cố địa vị của mình, chỉ còn một cách duy nhất là Phi Yến phải mang thai rồng. Tuy nhiên vào cung đã lâu, được nhà Vua sủng ái mà vẫn chưa có con, ả nghĩ cách ngoại tình với những chàng trai lực lưỡng bên ngoài nhân gian. Nhờ có Triệu Hợp Đức hết sức bao che mà Thanh Đế không hề hay biết. Nhưng dù cố gắng thế nào, Phi Yến cũng không thể có thai.

Sự dâm loạn của Phi Yến bắt đầu thông dâm với nhũng kẻ hầu trong cung. Chưa thảo mãn, để thoải mái hành lạc, ả đòi nhà Vua xây cho một hành cung bên ngoài để cầu tự cho nhà Vua. Hành cung này giống như một giang sơn riêng của Hoàng Hậu, nơi Phi Yến tuyển chọn những chàng trai đẹp, khỏe mạnh sành sỏi kỹ thuật phòng the phục vụ mình, Nhưng dù có trăm mỹ nam hầu hạ Hoàng Hậu vẫn không có con.

Chuyện của Phi Yến kinh thiên động địa tới mức không ai không biết, cuối cùng cũng tới tai Hán Thanh Đế. Đáng tiếc thay, do bị Phi Yến mệ hoặc cộng với Hợp Đức khóc lóc nỉ non, van xiu nhà Vua lại tin rằng Hoàng hậu vô rội. Từ đó, hai chị em Phi Yến và Hợp Đức chẳng còn sợ ai, ra sức gian dâm, thanh trừng những người đối địch.

Hoang dâm vô độ, chẳng bao lâu sau Thanh Đế trở nên” Bất lực”. Các thái ý trong triều không còn tìm ra cách nào chữa trị cho Vua. Nhưng một điều lạ là, chỉ khi gần Hợp Đức nhà Vua mới cảm thấy có nhu cầu.

hình ảnh minh họa - Internet
hình ảnh minh họa – Internet

Trước tình cảnh” bất lực” của nhà Vua, có người dâng Thanh Đế thứ thuốc tên” Xuân khiết cao” để giúp Vua bổ thận tráng dương, tăng cường sinh lực trong “ chuyện ấy”. Mỗi tối chỉ cần uống 1 viên là có thể giao hoan thỏa mãn, thuộc hiệu nghiệm ngay lập tức.

Thanh Đế dùng thuốc đều đặn, vào một buổi tối sau khi đãi tiệc tùng trong cung, Vua và Hợp Đức đã ngà ngà hơn men, vì muốn tận hưởng cảm giác thích thú mới lạ nên cả hai người đã dùng đến 10 viên xuân khiết cao. Qủa đên hôm ấy, nhà Vua dung mãnh hơn bình thường, nhưng đang lúc cao trào, Thanh Đế chết ngay trên giường. Cái chết nhục nhã cho một vị Vua.

Những mỹ nhân” Hồng Nhan họa thủy “ trong lịch sử

Nữ hoàng Cleopatra tuyệt sắc.

Đây cũng là một ví dụ điển hình cho mầm họa chiến tranh bắt nguồn từ nhan sắc phụ nữ.

Theo sử sách ghi chép lại. Cleopatra là Nữ hoàng có thật của Ai Cập và là người phụ nữ thông minh và biệt tài ngoại giao, ngoại ngữ, toán học, hóa học, triết học cùng với nhan sắc tuyệt trần khiến biết bao người đàn ông thèm muốn.

hình ảnh minh họa - Internet
hình ảnh minh họa – Internet

Nữ hoàng này đồng thời cũng là người phụ nữ quyền lực nhất thời cổ đải, bởi bà có tất cả những thứ mà ai cũng muốn; quyền lực, sắc đẹp, tình yêu và sự giàu sang cà cả sự sung bái của muôn dân.

Sau khi Vua cha qua đời, bà đã lấy em trai là Ptolemy để duy trì quyền lực gia tộc như một luật lệ ngàn đời của Hoàng tộc Ai Cập khi đó. Sau đó không lâu, cuộc tranh chấp quyền lực giữa cặp vợ chồng chị em này đã diễn ra khá căng thẳng.

Cleopatra cuối cùng thất bại và bị buộc rời khỏi Ai Cập. Đến mùa thu năm 48 TCN, Ptolemy bị giết bởi quân đội La Mã, Ceasar đã chiếm thủ đô Ai Cập.

hình ảnh minh họa - Internet
hình ảnh minh họa – Internet

Nhận thấy thời cơ để khôi phục lại vương vị của mình là đây, Cleopatra dùng toàn bộ trí thông minh và nhan sắc trời ban của mình để quyến rũ Ceasar, ngay sau đó bà đã thành công và được trở về làm người thống trị Ai Cập.
Mối tình này đã gây không ít phản ứng trái chiều vì lúc này Caesar đã có vợ, và cũng từ đây khiến chop he đối nghịch của Caesar tại Roma trở nên càng giận dữ hơn và tìm cách hạ sát ông.

Sauk hi Ceasar bị ám sát, nhận thấy địa vị của mình bị lung lay, bà lại dùng chính nhan sắc của mình quyến rũ Marcus Antonius, một thành viên đã có vợ của hội đồng La Mã.

Thế là Antonius hồn siêu phách lạc vì sắc đẹp của bà, cưới bà làm vợ theo nghi thức Ai Cập và sau đó phong bà làm người cai trị Ai Cập.

Trong cuộc tình này, bà cũng lợi dụng sắc đẹp của mình để buộc Antonius giết không biết bao nhiêu người chống đối mình. Điều đó làm cho Augustus tức giận, từ đó cuộc căng thẳng kéo dài.

Ít lâu sau, một cuộc chiến quyền lực nổ ra ở La Mã, Antonius phải đấu với quân đội của Augustus.

hình ảnh minh họa - Internet
hình ảnh minh họa – Internet

Để thử lòng chung thủy của chồng mình, Cleopatra đã tung tin đồn bà đã chết, Antonius quá đau đớn đã tự sát. Cleopatra ít lâu sau cũng chết theo bằng cách cho rắn chắn vào cổ tay trước việc bất lực quyến rũ viên tướng vừa thắng trận, Augustus.

Sức mạnh của Muội Hỉ khiến Kiệt Vương mê đắm.

Theo sử sách Kiệt Vương là người tàn bạo. Trong một lần đem quân đi đánh chư hầu, từ trưởng bộ lạc Hữu Thi cầu hòa với Kiệt Vương, dâng tặng trâu bò, ngựa tốt, mỹ nữ – bao gồm em gái của tù trưởng mà Muội Hỉ.

Say mê trước sắc đẹp của Muội Hỉ, Kiệt Vương tha cho Hữu Thi. Một mỹ nhan đổi lấy bình an cho cả bộ lạc, hiến vật ấy quả xứng là đệ nhất.

hình ảnh minh họa - Internet
hình ảnh minh họa – Internet

Muội Hỉ có một sắc đẹp tuyệt trần hiếm có nhưng tính khí thất thường. Bình thường, nàng thích đội mũ, đeo kiếm như võ tướng. Thậm chí khi giao hoạn, nàng cũng thích cương vị của phái mạnh.

Nàng có một nụ cười tuyệt đẹp nhưng rất ít khi cười. Hạ Kiệt vốn là ông vua hoang dâm, hậu cung lúc nào cũng đầy mỹ nữ nhưng chỉ sủng ái mỗi người đẹp có khuôn mặt lạnh như tiền.

Khi lâm triều, Muội Hỷ ngồi trên đùi Hạ Kiệt xem Hạ Kiệt tiếp quần thần. Vua Hạ Kiệt bám lấy nàng không lo gì chính sự.

Muội Hỷ tuy rất đẹp nhưng từ sáng đến tối không hề có một nụ cười, chỉ khi nghe tiếng xá lụa mới lộ vẻ tươi cười nên Vua Kiệt hạ lệnh mỗi ngày chuyển một số lớn lụa đến để xé cho nàng nghe.

Dù sống trong cung điện nguy nga nhưng Muội Hỷ vẫn chưa bằng lòng. Nàng bắt vua Kiệt xây cho 1 cung điện mới nguy nga tráng lệ hơn. Ở trước cung điện xây 1 cái đài cao bằng ngọc gọi là Dao đài để ngắm phong cảnh. Tửu trì rộng lớn đến mức có thể đi thuyền ra ngắm cảnh.

hình ảnh minh họa - Internet
hình ảnh minh họa – Internet

Bã rượu dùng để đắp 1 con đê bao quanh có chu vi 10 dặm. Trên đê bã rượu có khoảng 3000 trai gái đứng chầu trực sẵn sang chờ lệnh. Trên đài cao đặt mấy chiếc trồng lệnh.

Hạ Kiệt xuống lệnh, tiếng trống vanh trời, 3000 người theo tiếng trống lệnh, nhoài người ra như kiểu trâu nước, mông chổng lên trời, thò cổ chúc đầu xuống tửu trì uống rượu. Cảnh tượng đó khiến Muội hỷ và Hạ Kiệt cười ha hả. Các đại thần can ngăn Vua Kiệt như Quan Long Bàng đều bị xử chết.

Khi Kiệt vương tấn công Mân Sơn, Mân Sơn cũng hiến tặng mỹ nữ, một người tên Uyễn, một người tên Diễm. Có mới nới cũ là chuyện bình thường huống chi là một vị vua hoang dâm như Kiệt Vương.

Muội Hỉ bị lạnh nhạt nên lòng sinh oán hận, bí mật qua lại với Y Doãn làm tiết lộ cơ mật triều Hạ. Nội ứng ngoại hợp, thêm lòng dân căm phẫn Kiệt Vương, Hạ triều diệt vong.

Kiệt Vương và Muội Hỉ bị đày đến Nam Sào. Chính vì việc này, Muội Hỉ cũng trở thành Hoàng Hậu đầu tiên làm mất nước được ghi lại trong lịch sử Trung Quốc.

Trên đây là toàn bộ nội dung hồng nhan họa thủy là gì ?  Nguồn gốc và minh chứng trong lịch sử cho thấy câu nói này đúng  theo chị em thì như thế nào cũng chia sẻ ý kiến nhé !

Bình Luận