Mary Somerville một nhà khoa học vừa được Google doodle vinh danh được biết đây là một trong những nhà khoa học có bước tiến đột phá tạo cuộc cách mạng đột phá về hệ mặt trời.Dưới đây là một vài thông tin về nhà khoa học nhà văn Mary Somerville mời các bạn tham khảo.
Ngày 2/2/2020, Google Doodle vinh danh nữ học giả, nhà khoa học Mary Somerville, là người đã tạo ra một cuộc cách mạng đột phá về hệ mặt trời và được vinh danh trên tờ 10 Bảng Scotland. Bà là một trong những nhà khoa học đi đầu trong các lĩnh vực khoa học vật chất, với những kiến thức mới mẻ, thú vị từ thiên văn học và nhân học đến vi sinh vật học và địa chất học.
Cũng vào ngày này năm 1826, một bài báo về vật lý thực nghiệm của Mary Somerville đã được đọc và đăng tải bởi Hiệp hội Hoàng gia London – Học viện Khoa học quốc gia danh tiếng của Vương quốc Anh. Đây là bài báo đầu tiên do một nữ tác giả viết được vinh dự xuất bản trên Philosophical Transitions, ấn phẩm khoa học lâu đời nhất thế giới vẫn còn tồn tại đến ngày nay. Công trình nghiên cứu của bà đã tạo ra một cuộc cách mạng đột phá trong việc tìm hiểu hệ mặt trời, và nó cũng góp phần giúp nhà thiên văn học John Couch Adams khám phá ra sao Hải Vương.
Mary Somerville, tên thật là Mary Fairfax, sinh ra vào năm 1780 tại một tỉnh thuộc biên giới Scotland. Bà xinh ra trong một gia đình có địa vị cao, khi mẹ là hậu duệ các gia đình có tiếng tăm, và cha là một chỉ huy nổi tiếng trong cuộc chiến hải quân tại Camperdown. Đến khi khoảng 10 tuổi, cô được cha gửi tới một trường nội trú theo học, nơi cô được dạy múa, vẽ tranh, thêu thùa và cả địa lý cơ bản. Đây chính là bước đầu giúp Mary Fairfax tiếp cận với các bộ môn khoa học, chẳng hạn như khi cô lần đầu được biết tới môn Đại số. Ham học hỏi, Mary được các giáo viên và gia sư bí mật khuyến khích và cung cấp tài liệu.
Đến năm 1804, Mary Fairfax kết hôn với người anh em họ là Samuel Greig, một sĩ quan hải quân và chuyển tới London sinh sống. Tuy nhiên, cuộc hôn nhân ấy không mấy hạnh phúc khi Mary hiếm có cơ hội gặp gỡ bạn bè và việc học hành, nghiên cứu không được ủng hộ. Tuy nhiên, đến năm 1807, Greig đột ngột qua đời, và Mary Fairfax quyết định trở lại Scotland để chuyên tâm nghiên cứu toán học.
Vào thế kỷ 18 -19 tại Anh, người ta thường xuất bản một số tạp chí như Lady’s Diary (Nhật ký của quý bà) và Gentleman’s Diary (Nhật kí của quý ông), thường đăng tải những bài toán và lời giải, đặc biệt là tạp chí New Series of the Mathematical Repository với những bài toán khó nhằn thách thức độc giả suy luận. Với lời giải xuất xắc cho một bài toán Diophantine ba biến trên báo Repository, Mary vinh dự được nhận một huy chương bạc khắc tên mình, và đây cũng chính là công bố khoa học đầu tiên của người phụ nữ tài ba này.
Sau đó, bà tự do theo đuổi nghiên cứu, học tập, và sau cùng đã chấp nhận lời cầu hôn của William Somerville, con trai của chú, và hai người đã trở thành một cặp “bài trùng” hòa hảo. Sau khi kết hôn, hai vợ chồng chuyển tới London, và cùng mua một bộ sách toán học cao cấp. Ngay cả William cũng là người đã khám phá nhiều kiến thức mới mẻ về lịch sử và dân tộc học, và hai vợ chồng đã sôi nỏio khám phá, nghiên cứu, thảo luận về mọi lĩnh vực. Những kiến thức từ khi còn đi học và những cuộc thảo luận trí thức ấy đã mở đường cho việc Mary Somerville khám phá về thiên văn học, toán học và tự xuất bản các bài báo, sách khoa học của riêng mình.
Năm 1834, cuốn sách “Kết nối khoa học vật lý” của bà đã trở thành một trong những cuốn sách khoa học bán chạy nhất thế kỷ 19, bật mí mối liên hệ giữa các ngành khoa học vật lý khác nhau. Cũng nhờ cuốn sách này, nhà khoa học – thiên văn học John Couch Adams đã khám phá ra sao Hải Vương. Sir David Brewster, người đã phát minh ra kính vạn hoa, viết rằng Mary Somerville chắc chắn là người phụ nữ phi thường nhất ở châu Âu. Ở tuổi 87, bà là người đầu tiên ký tên vào đơn thỉnh nguyện cho quyền bầu cử của nữ giới do John Stuart Mill đề xuất vào năm 1868.
Mary Somerville qua đời vào ngày 29/11/1872, thọ 91 tuổi, và bà được chôn cất tại Nghĩa trang Anh. Sau đó, người ta xuất bản cuốn Hồi ức cá nhân tự truyện của bà (Personal Recollections, from Early Life to Old Age), và cuốn sách đã nhanh chóng trở thành một bộ sách kinh điển cho phụ nữ thời bấy giờ. Tờ Morning Post đã viết về bà như sau: “Nếu như giữa thế kỷ XIX chúng ta có thể gặp khó khăn khi lựa chọn một vị vua khoa học, thì lựa chọn một nữ hoàng khoa học lại không khó như vậy”.
Những tác phẩm nổi tiếng của Mary Somerville có thể kể tới The Mechanism of the Heavens (Cơ chế của thiên đường – 1831), On the Connection of the Physical Sciences (Kết nối khoa học vật lý – 1834), Physical Geography (địa vật lý – 1848), On Molecular and Microscopic Science (khoa học phân tử và vi mô – 1869).
Năm 2016, Viện Vật lý Vương quốc Anh đã công bố Huy chương và Giải thưởng Mary Somerville cho các nhà khoa học. Vào năm 2017, chân dung của bà vinh dự được in lên tờ 10 bảng của Ngân hàng Hoàng gia Scotland cùng một trích dẫn từ cuốn sách bán chạy nhất của bà.